CÀ PHÊ CỎ HỒNG

CÀ PHÊ CỎ HỒNG

https://cafecohong.vn/

/
Ẩm Thực
1 đánh giá

Khởi đầu năm 1975 với những ý tưởng chớm nở. Giữa thời điểm cà phê còn xa xỉ,khi đó cà phê rang mộc còn là khái niệm quá đỗi mới mẻ đối với thị hiếu người tiêu dùng. Để chúng tôi review đôi nét về Cafecohong nhé!

Khởi đầu năm 1975 với những ý tưởng chớm nở. Giữa thời điểm cà phê còn xa xỉ,khi đó cà phê rang mộc còn là khái niệm quá đỗi mới mẻ đối với thị hiếu người tiêu dùng. 

- Nhưng với sứ mệnh mà Cà Phê Cỏ Hồng đề ra “ nâng tầm cà phê Việt bằng cách phổ biến cà phê rang mộc không tẩm ướp”, chúng tôi đã quyết định theo đuổi con đường của riêng mình. Bắt đầu từ 1 cơ sở bán cà phê rang xay trên con phố .

- Khởi đầu có đôi chút khó khăn trong việc giới thiệu và tiếp cận đối tượng, thay đổi một thói quen hay quan điểm mỗi người là cực kì khó,tuy nhiên quyết tâm và ngọn lửa đam mê đã giúp chúng tôi bước đầu chinh phục thành công khẩu vị khách hàng,đưa cà phê rang mộc vào thói quen thưởng thức cà phê của một bộ phận lớn người tiêu dùng.

- Sau nhiều năm ra mắt chúng tôi phát triển cà phê rang mộc trực thuộc đơn vị ( không nhượng quyền), trao tay hàng trăm ly cà phê sạch mỗi sáng, 1 showroom phân phối cà phê rang xay toàn quốc.

- Đối với Cà Phê Cỏ Hồng, thước đo thành công không phải giá trị vật chất,mà là những giá trị vô hình góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng.




ĐÔI NÉT VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU CỦA CÀ PHÊ CỎ HỒNG

Cà phê Cỏ Hồng chuyên hạt Robusta tại Việt Nam

90% diện tích của cà phê Cò Hồng được trồng là cà phê hạt Robusta, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột và Việt Nam là nước xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới. Có thể nói cà phê hạt robusta rất được ưa chuộng tại Việt Nam, rất nhiều người uống cà phê dọc theo chiều dài đất nước yêu cà phê hạt Robusta.

Nguồn gốc tên robusta

Robusta có gốc từ robust – có ý nghĩa là mạnh. Như vậy, robusta có nghĩa là một loại cà phê có vị mạnh, giàu caffeine. Thực tế, robusta là loại cà phê mới được phát hiện ra gần đây và nhanh chóng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới là nhờ cây cà phê này dễ chăm sóc, dễ trồng, và khả năng đề kháng sâu bệnh cao. Cà phê hạt robusta có vị chua ít hơn arabica (độ axit thấp hơn), nhưng có vị đắng và ngái hơn arabica. Thêm nữa, hàm lượng caffeine của robusta cao hơn nhiều so với arabica giúp chúng có vị mạnh rất đặc trưng.

Cà phê hạt robusta được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên, Việt Nam. Chủ yếu tập trung vào năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Một số tỉnh trung du như Đồng Nai và Vũng Tàu cũng có trồng cà phê robusta. Như đã biết, robusta dễ trồng hơn arabica. Nó đòi hỏi độ cao thấp hơn khoảng 500m trên mực nước biển, robusta ưa nắng hơn với nhiệt độ ưa thích từ 24oC tới 29oC, đặc trưng cao nguyên với lượng mưa trung bình trên 1.000mm/ năm.

Việt Nam có những vùng trồng cà phê robusta nổi tiếng như Pleiku, Ayun Pa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột, Đắc-min hay Cư Kuin. Trong đó, nổi bật nhất là Buôn Ma Thuột, hiện được truyền thông là kinh đô cà phê của Việt Nam. Cùng với đó, cà phê robusta Buôn Ma Thuột cũng được quảng bá là chỉ dẫn địa lý cho cà phê robusta chất lượng cao của Việt Nam (Buon Ma Thuot’s robusta single estate coffee). Ngoài ra, cà phê robusta Long Khánh (thuộc Đồng Nai) cũng có những đặc trưng rất riêng. Đặc biệt là, một vài huyện tại Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển cũng trồng được cà phê robusta và cho kết quả năng suất tương đối tốt.

Nhìn chung, so với cà phê hạt arabica, sản lượng cà phê hạt robusta tại Việt Nam hiện nay là một con số rất lớn. Sản lượng cà phê robusta Việt Nam vào những đợt cao điểm đạt tới 1,5 tới 1,7 triệu tấn gấp tới 25 lần sản lượng cà phê arabica (60 ngàn tấn). Cà phê robusta thật sự là thế mạnh của Cỏ Hồng cũng như  Việt Nam giúp đưa đất nước đứng số #1 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta.



Phân loại cà phê robusta

Giống như cà phê hạt arabica, người ta phân loại cà phê hạt robusta theo sàng. Cũng vậy, phổ biến nhất vẫn là sàng 16 và sàng 18. Sàng 16 có đường kính hạt cà phê nhân (hay kích thước lỗ sàng) là 6,30mm và sàng 18 là 7,10mm. Ngoài kích thước, các tiêu chí khác còn được tính tới là phân loại theo độ ẩm, tạp chất, tỷ lệ hạt đen vỡ và tỷ lệ hạt trên sàng. Cà phê robusta tại Việt Nam nhìn chung có chất lượng đồng đều và chia sẻ nhiều điểm chung do cùng tập quán canh tác. Điều đặc biệt là ngoài sàng 16 và 18, robusta Việt Nam cũng có sàng 14 .


ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5